CHIA SẺ

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Ở ĐÂU BÁN CÂY ME THÁI GIỐNG

Cây Me Thái hay còn gọi là Cây Me Ngọt được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Vì thế, vấn đề mua Cây Giống Me Thái để trồng hoặc nhân giống Cây Me Thái cũng không quá khó khăn. Bà con có nhu cầu Mua Cây Giống Me Thái nếu chưa chọn được địa chỉ nào ưng ý, hoặc chưa biết mua ở đâu vui lòng tham khảo bài viết hướng dẫn Mua Cây Me Thái Giống của chúng tôi bên dưới nhé.


Cây Me Thái Giống

Mua ở nhiều trại giống trong cả nước

Hiện nay, trong cả nước từ Bắc vào Nam có nhiều trại giống có cung cấp Cây Me Thái Giống. Tại miền Bắc, trung tâm cây giống lớn nhất cả nước là Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Bà con có nhu cầu mua bất kỳ loại cây giống nào có thể tới trực tiếp các trung tâm cây giống của học viện để xem và đặt mua.

Xung quanh Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam còn có nhiều trại giống của tư nhân mọc lên như nấm, nơi đây được mệnh danh là “ Thủ phủ của các loại Cây Giống”. Các loại Cây Giống đều được bày bán với giá cả cạnh cạnh.



Mua ở nhiều trại giống trong cả nước

Ở khu vực Miền Trung và Miền Nam cũng đều có những Trại Cây Giống ngay tại địa phương. Bà con có thể tìm kiếm hoặc liên hệ với trung tâm khuyến nông địa phương để được hỗ trợ nếu không muốn đi xa.

Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn bán Cây Giống trên toàn quốc

Một trong những trại cây giống uy tín hiện nay được Bà con khắp cả nước biết đến và tin dùng đó là Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn. Vườn ươm với hệ diện tích 8 ha mỗi năm cung cấp cho thị trường trong nước hàng trăm nghìn Cây Giống các loại.


Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn bán Cây Giống trên toàn quốc

Cây Me Thái (Me Ngọt) tại Vườn ươm là Giống Me Thái Ghép cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng nhanh, cho trái chỉ sau 2 năm trồng. Bà con dù ở bất cứ nơi đâu trong cả nước có nhu cầu Mua Cây Giống các loại vui lòng liên hệ với Vườn ươm để được tư vấn miễn phí. Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn vận chuyển Cây Giống trong cả nước.

KHI MUA CÂY ME THÁI GIỐNG CẦN LƯU Ý

Cây Me Thái (Me Ngọt) hiện nay được nhiều trại cây giống nhân giống để cung cấp cho các nhà vườn. Cây Ăn Trái nói chung và Cây Me Thái nói riêng thường được nhân giống bằng phương pháp vô tính là ghép cành, chiết cành hoặc giâm cành. Cây nhanh cho trái và chất lượng trái vẫn giữ được như cây mẹ. Để có được Vườn Me Thái chuẩn cho năng suất cao thì ngay khi Mua Cây Giống Bà con cần phải hết sức chú ý và lựa chọn đối tác cung cấp cây giống uy tín.


Cây Me Thái Giống

Mua cây ở những trại cây giống uy tín

Mua cây giống tại các trại cây giống uy tín trong địa phương. Bà con nên ưu tiên những trại cây giống ở địa phương mình, bởi nếu mua tại địa phương sẽ có ưu điểm là Bà con có thể đến trực tiếp xem cây giống và ưng ý thì tiến hành làm hợp đồng mua bán.

Với các Bà con mua cây với số lượng lớn lưu ý cần làm hợp đồng mua bán để thấy được quyền lợi và trách nhiệm của người mua và người bán. Vì thế, Bà con nhà vườn sẽ yên tâm hơn trong quá trình trồng xảy ra vấn đề gì có thể căn cứ vào hợp đồng để yêu cầu bên cung cấp đáp ứng.


Mua cây ở những trại cây giống uy tín

Bà con không nên Mua Cây Giống của những người bán rong, không rõ nguồn gốc. Bởi Bà con sẽ rất khó kiểm định được chất lượng cây giống, trong quá trình trồng xảy ra vấn đề gì sẽ khó đảm bảo được quyền lợi. Lúc đó, Bà con vừa mất tiền mà cây không đạt năng suất, chất lượng như mong muốn thậm chí nếu cây không khỏe mạnh có thể sẽ bị chết hoặc lây bệnh cho những cây khác trong vườn làm thiệt hại kinh tế.

Cây Me Thái giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn

Ngày nay, Cây Me Thái chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp ghép cành bởi đây là phương pháp nhân giống hiệu quả hơn cả. Cây Giống Me Thái ghép cần đảm bảo yêu cầu về chất lượng.

Cây giống phải đúng giống quy định: Cây Me Thái giống phải đồng nhất về hình thái và đặc tính di truyền. Cây giống phải sinh trưởng khoẻ và không mang theo bệnh hại nguy hiểm.


Cây Me Thái giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn

Cây Me Thái Giống phải được trồng trong túi bầu polyetylen hoặc các vật liệu làm bầu khác với kích thước tối thiểu. Chiều cao cây giống từ 50cm trở lên, đường kính gốc từ 0,8- 2 cm, đường kính cành ghép từ 0,6cm trở lên, chiều dài cành ghép tính từ vết ghép từ 35cm trở lên, cây đã có từ 2-3 cành cấp 1.

Cây Giống phải có sức tiếp hợp tốt, cành ghép và gốc ghép phát triển đều nhau và tách bỏ hoàn toàn dây ghép ; có bộ rễ phát triển tốt, rễ phân nhánh từ cấp 3 trở lên, nhiều rễ tơ. Cây giống có tuổi tính từ khi gieo hạt đến khi xuất vườn không quá 18 tháng (thời gian gieo hạt đến khi ghép 10-12 tháng, từ khi ghép đến xuất vườn 4-6 tháng).

CÂY ME THÁI BỊ SÂU BỆNH PHẢI LÀM SAO?

Các loại Cây Ăn Quả nói chung và Cây Me Thái (Me Ngọt) nói riêng thường bị nhiễm nhiều loại sâu bệnh gây hại. Mức độ bị hại, thời gian sâu bệnh gây hại thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào giống cây, vào kỹ thuật canh tác và vào các điều kiện sinh thái của vùng trồng. Vì thế, Bà con cần chú ý các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời để giúp Cây Me Thái phát triển tốt.


Cây Me Thái

Các biện pháp phòng bệnh cho Cây Me Thái

Ngoài việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển, Bà con cần tiến hành tỉa cành, làm cỏ phát quang cỏ trong vườn định kỳ. Hàng năm nên bón thêm vôi nông nghiệp xung quanh gốc Cây Me Thái đầu và sau mùa mưa để tiêu diệt vi khuẩn và hạ phèn cho bộ rễ cây, giúp cây hấp thu phân bón dễ dàng.

Bà con cũng cần chủ động phòng ngừa sâu bệnh và dưỡng trái, dùng thuốc dưỡng lá kết hợp trừ sâu tuy nhiên việc này cũng cần hạn chế nhất và chỉ dùng khi thực sự cần thiết.


Các biện pháp phòng bệnh cho Cây Me Thái

Bảo vệ và phát huy các loài thiên địch, thu hút các loài thiên địch, tạo điều kiện cho chúng cư trú và phát triển. Tích cực sử dụng các biện pháp đấu tranh sinh học như: thả gà ra vườn cho chúng nhặt sâu, làm chỗ đặt thức ăn thu hút chim sâu và các loài chim khác vào cư trú trong vườn.

Phải làm gì khi Cây Me Thái bị sâu bệnh?

Mặc dù đã thực hiện các bước phòng bệnh rất kỹ lưỡng nhưng Vườn Me Thái vẫn có thể nhiễm sâu bệnh nếu chúng ta không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ khiến có sâu bệnh nhanh chóng lây lan khắp vườn.

Bà con nên thường xuyên quan sát, theo dõi diễn biến và phát sinh sâu bệnh trên cây. Hàng ngày ngắt các lá, quả bị sâu bệnh, bắt giết sâu xuất hiện trên cây.

Sâu Đục Thân: Sau khi phát hiện ra lỗ đục, Bà con dùng xi lanh tiêm thuốc sâu vào lỗ đục bằng các thuốc như: Supracide (0,5%); Selecron (0,5%); Padan (0,5%); Sherpa (0,1%)…



Phải làm gì khi Cây Me Thái bị sâu bệnh

Sâu Đục Quả: Bà con tiến hành bao trái, nên sử dụng kiến hôi (Dolichodrus thoracicus) là loại kiến có khả năng khống chế mật độ của sâu, vì vậy nên nuôi kiến hôi trong vườn. Bà con có thể dùng các loại thuốc trừ sâu như Sumicidin 10EC hoặc 25EC; First 20EC; Sumicombi 30EC; Bian 40EC; Sevin… Liều lượng và cách sử dụng thuốc tuỳ theo hướng dẫn của người sản xuất có in trên bao bì.

Bệnh Rệp Sáp: Bà con có thể sử dụng các loại thuốc như: Applaud 10WP; Supracid40EC/ND; Suprathion 40EC; dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP; Bian 40 EC; Bassan 50EC; Decis; Trebon… ở giai đoạn quả già sắp chín nếu có phun thuốc phải chú ý đảm bảo thời gian cách ly của thuốc để giữ an toàn cho người sử dụng. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất in trên bao bì. Khi phun thuốc cũng nên phun thuốc trên những loại Cây Ăn Quả khác trong vườn.

Bà con cần tư vấn về các phòng chống sâu bệnh trên Cây Me Thái vui lòng liên hệ với Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn để được tư vấn.

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

CÁCH CHĂM SÓC CÂY ME THÁI

Cây Me Thái thông thường sau 2 năm trồng sẽ cho hoa và sau 3-4 trồng sẽ cho trái ổn định với năng suất cao và chất lượng trái thơm ngon, ngọt. Để Cây Me Thái cho năng suất tốt và chất lượng trái đẹp, vị ngọt như cây mẹ thì quá trình chăm sóc Me Thái đóng vai trò vô cùng quan trọng.


Cây Me Thái

Cách chăm sóc Me Thái sau khi trồng

Sau khi trồng Bà con cần cung cấp đủ nước cho cây con, vào mùa mưa có thể không cần tưới. Nếu để bình thường thì 2 ngày Bà con cần tưới 1 lần. Đặc biệt cũng cần chú ý thoát nước cho Cây Me Thái để tránh bị thối rễ cây.

Me Thái là loại cây ưa sáng, song do cây mới trồng còn yếu Bà con cần chú ý bảo vệ cây. Nếu trời nắng nóng quá cần che chắn cho cây, thông thường chỉ cần cung cấp đủ ánh sáng cho cây.


Cách chăm sóc Me Thái sau khi trồng

Sau khi trồng khoảng 20 ngày, Bà con cần tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 1 – 2 tháng bón 1 lần cho cây. Mỗi lần bón phân kết hợp với làm cỏ và vun xới mỗi năm từ 2 – 3 lần cho cây.

Chăm sóc Cây Me Thái định kỳ

Hằng năm, Bà con nên bón phân làm nhiều đợt là sau lúc thu hoạch, lúc cây đậu quả xong và lúc quả đang lớn. Mỗi lần độ 0,1 – 0,3kg gồm NPK hỗn hợp với phân KCL. Số lượng phân tăng dần theo tuổi cây hay sản lượng quả.

Hàng năm nên bón thêm vôi nông nghiệp xung quanh gốc Cây Me Thái đầu và sau mùa mưa để tiêu diệt vi khuẩn và hạ phèn cho bộ rễ cây, giúp cây hấp thu phân bón dễ dàng.


Chăm sóc Cây Me Thái định kỳ

Bà con cũng cần chủ động phòng ngừa sâu bệnh và dưỡng trái, dùng thuốc dưỡng lá kết hợp trừ sâu.

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm thực tế về cách chăm sóc Cây Me Thái từ lúc mới trồng đến lúc trưởng thành và cho trái. Hi vọng nó sẽ giúp ích được cho Bà con.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ME THÁI TRONG CHẬU CHO HIỆU QUẢ

Cây Me Thái thời gian gần đây được nhiều người ưa chuộng trồng. Nhiều nhà vườn xây dựng cả một Vườn Me Thái để kinh doanh, nhưng cũng có những người trồng Me Thái trong chậu vừa làm Cây Kiểng vừa có trái Me Ngọt ăn tươi.


Cây Me Thái Giống

Song trồng Me Thái trong chậu có những hạn chế nhất định và không ít trường hợp trồng mãi mà cây không ra quả. Chúng tôi chia sẻ với Bà con kỹ thuật trồng Cây Me Thái trong chậu cho nhiều quả để Bà con tham khảo.

Chuẩn bị giống, dụng cụ trồng và đất trồng

Giống Me Thái: Cây Giống Me Thái thường được trồng bằng cách ghép và hạt. Cây Me mọc từ hạt rất lâu cho quả và rất dễ bị biến đổi phẩm chất theo hướng xấu. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể mua sẵn cây giống ở các cửa hang Bán Cây Giống. Cây Me Thái có ra bông nhưng tỷ lệ đậu trái rất thấp, đòi hỏi phải chăm bón kỹ cây mới đậu trái. Me Thái ưa nắng, nếu để cây dưỡng lá thì đường kính tối thiểu là 0, 4 m.

Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà để trồng Me Thái. Trước khi trồng cây cần lưu ý dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.


Chuẩn bị giống, dụng cụ trồng và đất trồng Cây Me Thái

Đất trồng: Cây có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Ánh sáng: Me Thái là loại cây ưa sáng hoàn toàn, vì thế sau khi trồng trong chậu bạn cần đặt chậu me thái ở nơi có nhiều ánh sáng.

Kỹ thuật trồng Cây Me Thái trong chậu nhanh cho trái

Khi mua cây giống về, xé bỏ bao nilon, đặt cây con vào chậu, nén đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây. Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ, hồi xanh. Bạn cần tưới nước mỗi ngày cho đến khi cây ra lá non.



Kỹ thuật trồng Cây Me Thái trong chậu nhanh cho trái

Về Cây Me trồng trong chậu, chúng ta cần thay chậu cho cây vào mùa xuân, cách 2 – 3 năm, với 70% đất và 30% cát to hay vật liệu tương đương.

Xén tỉa và giằng dây cho cây: Xén tỉa các rễ bao quanh chậu và phía trên các lô thoát nước trong chậu. Đồng thời loại bỏ bất cứ cành nào không cần thiết cho kiểu dáng sau cùng. Ở ngoài vùng xuất xứ của chúng cách tốt nhất là để cho các chồi non phát triển và tao hình dáng vòm lá bằng cách tỉa xén vào cuối mùa hè và giằng dây từ cuối mùa xuân đến mùa hè.

Bón phân cho cây: Mỗi tháng một lần từ mùa xuân đến mùa thu. Không được bón phân trong khoảng thời gian ít nhất ba tháng sau khi thay chậu.

Vị trí đặt chậu: Ta có thể đặt Cây Me Thái bên trong nhà hay trong nhà kính. Nếu ở bên trong nhà thì vị trí đặt cây cần được sáng sủa phun xịt tán lá thường xuyên. Vào mùa hè ta nên phơi cây dưới ánh sáng mặt trời. Để cho đất hơi khô ráo giữa những lần tưới nước. Cây giống ghép trồng trong chậu sau 1 – 2 năm đã cho hoa và đậu quả sau 3 – 4 năm khi cây đủ dinh dưỡng.

CÁCH TRỒNG CÂY ME THÁI

Trồng Cây Me Thái cũng như trồng các loại Cây Ăn Trái khác. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc tuy nhiên để có được Vườn Me Thái sinh trưởng, phát triển đồng đều Bà con cần chú ý trồng đúng kỹ thuật và xử lý vườn tược chu đáo trước khi trồng.


Trồng Cây Me Thái

Các bước chuẩn bị trước khi trồng Me Thái

Me Thái là loại cây ưa sáng vì thế Bà con nên trồng ở những nơi có nắng, không bị che khuất, không bị bóng của cây khác. Cây sinh trưởng tốt ở những nơi có nhiệt độ từ 15-35 độ C, thích nghi với nơi có độ ẩm cao và cây xanh tươi ở những vùng khí hậu ẩm.

Đất, nước, dinh dưỡng: Cây Me Thái có thể trồng trên vùng đất phèn hay mặn nhẹ. Cây Me Ngọt có thể thích hợp được với các vùng đất rất khô hạn và cả các vùng có lượng mưa rất cao, chỉ cần đất trồng nó thoát nước. Hàng năm nên bón phân làm nhiều đợt, mỗi lần độ 0,1 – 0,3kg gồm NPK hỗn hợp với phân KCL, số lượng phân tăng dần theo tuổi cây hay sản lượng quả.


Các bước chuẩn bị trước khi trồng Me Thái

Mật độ trồng và đào hố đất: Bà con trồng Me Thái với mật độ 7m x 8m, đào hố sâu rộng và sâu 80 x 100 cm, dưới đáy hố bón lót lớp dầy 30 – 35 cm chất hữu cơ hoai mục như phân xanh, phân gia súc ủ hoai…trộn đều với đất tại chỗ.

Cách trồng Cây Me Thái

Trồng Cây Me Thái cũng đơn giản như những Cây Ăn Trái khác, Bà con móc một hố đất ở giữa hố đất đã đào sau đó gỡ bỏ lớp nilon bọc ngoài và từ từ hạ xuống đáy hố. Sau đó lấp đất và nệm xung quanh gốc, phía trên đổ đất mặt vườn hay đất tơi tốt, dùng cây cố định không để lung lay hay bật gốc do bộ rCây Me Thái ăn nông khá yếu.


Cách trồng Cây Me Thái

Cây giống mới trồng Bà con chú ý tưới nước, bón phân, phát quang bụi rậm quanh gốc, cắt tỉa cành dư thừa, bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây hại như sâu bệnh, gia súc phá, con người…Để Cây Me Tây phát triển tốt, thân to khỏe cho tán lá rộng thì cần chú ý chăm sóc cây từ 3-4 năm đầu.

BỨNG CÂY ME THÁI CÓ KHÓ KHÔNG?

Bứng cây là một trong những công đoạn di chuyển cây trồng từ vị trí này sang vị trí khác. Đối với các nhà vườn đã có kinh nghiệm thì việc bứng cây không quá khó khăn. Tuy nhiên, với các nhà vườn chưa có kinh nghiệm thì việc bứng cây không đúng kỹ thuật sẽ khiến cây dễ bị chết. Đối với Cây Me Thái, kỹ thuật bứng cây cũng không khác gì so với những loại cây trái khác. Bà con cần tiến hành theo trình tự các bước là thành công.



Bứng Cây Me Thái

Các bước bứng Cây Me Thái

Trước khi bứng cây, Bà con cần cắt gọn tán, để hạn chế sự thải hơi nước đến mức thấp nhất. Các cành lá bên đều được cắt tỉa sát thân cây chỉ chừa lại một số cành lá trên cùng và đọt non chính của cây.

Sau đó, Bà con tưới nước mỗi ngày cho đến khi cây ra lá non và tiến hành khoanh gốc trước một tháng.

Sau khi đã khoanh gốc Bà con tiến hành bứng Cây Me Thái như bứng các loại Cây Ăn Trái khác và tiến hành bó bầu cây vừa bứng cẩn thận.


Các bước bứng Cây Me Thái

Trồng Cây Me Thái sau khi được bứng

Chuẩn bị đất trồng trong hố trồng mới: Bà con cho đất đen và phân chuồng đã trộn sẵn vào hố, phần đất mặt hố đào Bà con nhớ để riêng.

Tiến hành trồng cây mới bứng: Bà con lưu ý bứng cây vào buổi sáng và tiến hành trồng ngay sau khi bứng là tốt nhất. Trước khi trồng phải tháo bầu, sau đó đặt bầu cây vào giữa hố sao cho cổ rễ ngang mặt đất hoặc thấp hơn mặt đất 02cm, tránh trồng quá sâu hoặc quá cạn.



Trồng Cây Me Thái sau khi được bứng

Bà con lấp đất đến quá nửa hố, dừng lại để nện chặt và tưới đẫm rồi tiếp tục lấp đất nện chặt và tưới. Lưu ý, Bà con không nên đợi lấp đất đầy hố xong rồi mới nện chặt và tưới một lượt vì làm như thế nước sẽ không ngấm đều khắp bầu cây, đất chung quanh cây không được dẽ chặt, cây dễ nghiêng ngã.

Bảo vệ cây trồng: Sau khi trồng để giúp bảo vệ cây Bà con dùng 4 cây nọc chống và đóng gông giữ cho Cây Me Thái trồng luôn được thẳng. Nọc chống có thân thẳng, quy cách chiều cao tuỳ theo chiều cao cây trồng.

MÔ HÌNH TRỒNG ME THÁI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Trong các Giống Cây Ăn Trái như Cóc Thái, Xoài Thái, Sầu Riêng Thái, Nhãn Thái…thì Giống Me Thái (Me Ngọt) cũng được các nhà vườn ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long lựa chọn để xây dụng mô hình canh tác phát triển kinh tế. Tấm gương điển hình của mô hình trồng Me Thái phát triển kinh tế là anh Hồ Quang Dũng ở ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên – Trà Vinh. Mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 200 triệu đồng nhờ Cây Me Thái.


Mô hình trồn Cây Me Thái

Xuất xứ của Giống Me Thái

Giống Me Thái được Bà con trồng nhiều hiện nay là giống ghép giữa Me Chua với Me Ngọt Thái Lan do một công ty giống ở TP. Hồ Chí Minh sản xuất. Nhờ cây ghép nên chỉ sau 2 năm chăm sóc là cây bắt đầu ra hoa và đậu trái.

Theo các nhà khoa học, Me là loài cây bán hoang mạc nên khả năng chịu mặn rất tốt, năng suất và chất lượng trồng tại các vùng đất cát khô cằn hoặc vùng ven biển vẫn cho trái sai và chất lượng không thua gì trồng ở vùng sông nước.


Xuất xứ của Giống Me Thái

Tại Việt Nam, Cây Me Ngọt là một trong những số cây trồng có hiệu quả ở những vùng bị mặn xâm nhập và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, cụ thể như ở Kế Sách, Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)…

Trồng Me Thái mang lại hiệu quả kinh tế rất cao

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã trồng thử nghiệm Me Ngọt (Giống Thái), mang lại hiệu quả đáng kể. Người trồng thành công nhất là mô hình của anh Hồ Quang Dũng ở ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên – Trà Vinh. Anh Dũng cho biết với diện tích 2 hecta, anh đã trồng trên 250 cây, hiện đang cho trái sum suê, năng suất bình quân mỗi cây khoảng 100 kg/vụ.


Trồng Me Thái mang lại hiệu quả kinh tế rất cao

Cây Me Ngọt có tuổi thọ cao từ 50-70 năm, cho doanh thu cao 300-500 triệu/ha. Càng lâu năm cây càng cho năng suất cao. Bà con có thể trồng xen Cây Ổi, Quít, Cam, Ca Cao… để tăng thu nhập trên đơn vị canh tác. Đồng thời đây cũng là Giống Cây Ăn Trái có tiềm năng xuất khẩu.