CHIA SẺ

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

BỨNG CÂY ME THÁI CÓ KHÓ KHÔNG?

Bứng cây là một trong những công đoạn di chuyển cây trồng từ vị trí này sang vị trí khác. Đối với các nhà vườn đã có kinh nghiệm thì việc bứng cây không quá khó khăn. Tuy nhiên, với các nhà vườn chưa có kinh nghiệm thì việc bứng cây không đúng kỹ thuật sẽ khiến cây dễ bị chết. Đối với Cây Me Thái, kỹ thuật bứng cây cũng không khác gì so với những loại cây trái khác. Bà con cần tiến hành theo trình tự các bước là thành công.



Bứng Cây Me Thái

Các bước bứng Cây Me Thái

Trước khi bứng cây, Bà con cần cắt gọn tán, để hạn chế sự thải hơi nước đến mức thấp nhất. Các cành lá bên đều được cắt tỉa sát thân cây chỉ chừa lại một số cành lá trên cùng và đọt non chính của cây.

Sau đó, Bà con tưới nước mỗi ngày cho đến khi cây ra lá non và tiến hành khoanh gốc trước một tháng.

Sau khi đã khoanh gốc Bà con tiến hành bứng Cây Me Thái như bứng các loại Cây Ăn Trái khác và tiến hành bó bầu cây vừa bứng cẩn thận.


Các bước bứng Cây Me Thái

Trồng Cây Me Thái sau khi được bứng

Chuẩn bị đất trồng trong hố trồng mới: Bà con cho đất đen và phân chuồng đã trộn sẵn vào hố, phần đất mặt hố đào Bà con nhớ để riêng.

Tiến hành trồng cây mới bứng: Bà con lưu ý bứng cây vào buổi sáng và tiến hành trồng ngay sau khi bứng là tốt nhất. Trước khi trồng phải tháo bầu, sau đó đặt bầu cây vào giữa hố sao cho cổ rễ ngang mặt đất hoặc thấp hơn mặt đất 02cm, tránh trồng quá sâu hoặc quá cạn.



Trồng Cây Me Thái sau khi được bứng

Bà con lấp đất đến quá nửa hố, dừng lại để nện chặt và tưới đẫm rồi tiếp tục lấp đất nện chặt và tưới. Lưu ý, Bà con không nên đợi lấp đất đầy hố xong rồi mới nện chặt và tưới một lượt vì làm như thế nước sẽ không ngấm đều khắp bầu cây, đất chung quanh cây không được dẽ chặt, cây dễ nghiêng ngã.

Bảo vệ cây trồng: Sau khi trồng để giúp bảo vệ cây Bà con dùng 4 cây nọc chống và đóng gông giữ cho Cây Me Thái trồng luôn được thẳng. Nọc chống có thân thẳng, quy cách chiều cao tuỳ theo chiều cao cây trồng.