CHIA SẺ

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

GIỚI THIỆU VỀ CÂY ME THÁI



Cây Me Thái

Tên phổ thông : Me Thái
Tên khoa học : Tamarindus Indica
Họ thực vật : Họ vang – Caesalpiniaceae
Nguồn gốc xuất xứ : Thái Lan và Campuchia
Phân bổ ở Việt Nam :

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Đây là loài cây thân gỗ, có thể cao đến 20m. Nếu là cây ghép hay chiết cao hơn 10m. Gỗ bao gồm lớp gỗ lõi cứng, màu nâu sẫm và lớp dác gỗ mềm có màu vàng rơm. Lá của nó có dạng lá kép lông chim một lần, có 10 đến 40 lá nhỏ.

Hoa, quả, hạt : Hoa tạo thành dạng cánh, trái hình quả đậu màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt. Vỏ bên ngoài của quả cứng và giòn khi trái chín.Trái có cơm dày, ngọt hơn giống Me Ngọt thường.

Cây trồng chậu được nếu nuôi từ cây ghép, có ra bông nhưng tỷ lệ đậu trái rất thấp, đòi hỏi phải chăm bón kỹ cây mới đậu trái. Me Thái ưa nắng, nếu để cây dưỡng lá thì đường kính tối thiểu là 0, 4 m.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Phù hợp với: Đây là loại cây ưa nắng. Me Thái có thể trồng trên vùng đất phèn hay mặn nhẹ. Cây có thể thích hợp được với các vùng đất khô hạn và cả các vùng có lượng mưa rất cao, chỉ cần đất trồng nó thoát nước.

Trái Me Thái dùng ăn tươi, làm thực phẩm quan trọng ở Châu Á. Trái cây này chế biến thức uống, làm thuốc trị bệnh hay bồi dưỡng sức khỏe.

Trong ngành công nghiệp chế biến, Me Thái làm nước ép, làm rượu, bánh bèo…. Ngoài ra cây còn được trồng trên đường phố, công viên tạo sinh cảnh, bảo vệ môi trường




Trái Me Thái